Những ngành học nào đang 'nóng' trong mùa tuyển sinh năm nay?
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".TP.HCM có hết nắng nóng sau dự báo sẽ có mưa trái mùa chiều tối mai?
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 9.1.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Vụ kiện hy hữu về tờ vé số trúng giải độc đắc nhưng bị từ chối trả thưởng từng khiến dư luận xôn xao đến nay đã có những diễn biến mới. Ngày 8.1, nguồn tin riêng của phóng viên Báo Thanh Niên cho biết TAND thị xã Hương Thủy (tại thành phố Huế) đã có thông báo gửi Viện KSND thị xã Hương Thủy và các bên liên quan về việc thụ lý vụ án dân sự tranh chấp trả thưởng 2 tỉ đồng của tờ vé số trúng giải độc đắc bị rách.Nhiều người hâm mộ đã bày tỏ sự tiếc nuối khi nghe thông tin về việc 2 chương trình thực tế đình đám “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Chị đẹp đạp gió” sẽ không sản xuất mùa mới trong năm 2025. Thay vào đó, nhà sản xuất YeaH1 sẽ tập trung vào hai chương trình thực tế mới là Show It All và Haha Farmer.Anh trai vượt ngàn chông gai sẽ tiếp tục với concert thứ 3 tại TP.HCM vào tháng 3.2025 và dự án phim điện ảnh cùng tên. Chương trình đã gặt hái nhiều thành công vang dội trong năm 2024, liên tục đứng đầu rating trên VTV3, thu hút lượng lớn người xem trên YouTube và đạt hơn 15 tỷ lượt xem trên các nền tảng.Chương trình cũng nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm bằng khen của Đài Truyền hình Việt Nam và giải Mai Vàng cho Chương trình trên nền tảng số truyền hình được yêu thích nhất.Chị đẹp đạp gió 2024 tuy không gây sốt bằng Anh trai vượt ngàn chông gai nhưng cũng đạt được thành công nhất định. Chương trình thu hút sự quan tâm của khán giả với dàn "chị đẹp" nổi tiếng và đạt hơn 4 tỷ lượt xem trên các nền tảng. Hiện tại, Chị đẹp đạp gió 2024 đang đi đến chặng cuối và sẽ bước vào vòng chung kết trong tháng 1 này.Nhà sản xuất YeaH1 chia sẻ về định hướng phát triển các chương trình giải trí chất lượng cao, trong đó Show It All sẽ tập trung phát hiện và đào tạo nghệ sĩ trẻ, còn Haha Farmer hướng đến quảng bá nông nghiệp Việt Nam.Phát hiện nhiều xe máy 'bỏ quên', cũ nát bên trong bãi giữ xe của Bến xe miền Tây, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP.HCM yêu cầu sớm có biện pháp xử lý, phòng nguy cơ cháy nổ.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 10.1.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
VNPAY hỗ trợ bán vé trực tuyến trận Việt Nam gặp CLB Borussia Dortmund
Sau đó, những chiếc bánh chưng được mẹ tôi gửi đi biếu gia đình thông gia và một số anh chị em thân thiết ruột thịt. Đằng sau mỗi chiếc bánh là cả tấm chân tình của mỗi gia đình đối với những người thân quan trọng mà ta vẫn hằng yêu quý.
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
Không gian bếp đẹp trong căn hộ nhỏ nhờ những mẹo sắp xếp tối ưu hóa
Chiều nay (20.2), HĐND TP.HCM khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Ngoài việc xem xét các tờ trình của UBND và thông qua các dự thảo nghị quyết, kỳ họp HĐND TP.HCM lần này tập trung vào công tác nhân sự. Dự kiến, các đại biểu sẽ bầu Chủ tịch UBND TP.HCM và một số chức danh khác thuộc bộ máy chính quyền TP.HCM.Trước đó, vào ngày 18.2, Quốc hội đã bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội khóa 15.Đến chiều 19.2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định, phân công ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Được tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP.HCM; giới thiệu để bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.Khi phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Được cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng giao trọng trách mới. Ông nhìn nhận đây vừa là vinh dự lớn, vừa là trách nhiệm nặng nề.Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định sẽ cùng tập thể lãnh đạo đoàn kết, vượt qua thử thách để đưa thành phố phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số.Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng cho biết ông Nguyễn Văn Được xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo bài bản và từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng.Ông Được là một cán bộ gương mẫu, sống chân thành, gần gũi với đồng chí, đồng nghiệp và người dân, đồng thời đã trải qua nhiều thử thách trong quá trình công tác.Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng nhấn mạnh rằng việc nhận nhiệm vụ mới là một vinh dự lớn, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với ông Nguyễn Văn Được. Đây cũng là cơ hội để ông Được phát huy năng lực, sở trường và đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM.Về quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Được (57 tuổi, quê tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị.Sự nghiệp của ông Nguyễn Văn Được gắn liền với nhiều vị trí quan trọng tại tỉnh Long An. Từ năm 1993 đến 2006, ông công tác tại Ban Quản lý ruộng đất tỉnh Long An. Sau đó, ông giữ các chức vụ như Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (2006 - 2007), Trưởng phòng TN-MT H.Thạnh Hóa (2007 - 2009), Phó giám đốc rồi Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An (2009 - 2013).Từ tháng 4.2013, ông làm Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh rồi sau đó làm Phó chủ tịch UBND tỉnh (2016 - 2019), Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy (2019 - 2020) và Bí thư Tỉnh ủy Long An từ tháng 10.2020.Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Được còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐND tỉnh Long An từ năm 2020. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng diễn ra vào ngày 30.1.2021, ông được bầu Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, nhiệm kỳ 2021 - 2026.